Chuyển tới nội dung

TẬP HUẤN BUỔI 1 (06/04/2021): TÌM HIỂU CÁC KIẾN THỨC VỀ GIỚI & GIỚI TÍNH, QUYỀN LỰC CỦA TRẺ VÀ CÁC HÌNH THỨC BẠO LỰC CÓ THỂ XẢY ĐẾN.

  • bởi

Trước khi vào buổi tập huấn, TS. Nguyễn Lê Hoài Anh (CGFED) đã cho các tham dự viên được chia nhóm ngẫu nhiên để thực hiện khảo sát đánh giá đầu vào. Mọi người cùng nhau tham gia hoạt động Cây Mong Đợi nhằm chia sẻ những quan điểm, khả năng và kỳ vọng (mục tiêu ngắn hạn và dài hạn) của cán bộ đối với khóa tập huấn. Hình thức tham dự sáng tạo giúp mọi người dễ dàng chia sẻ quan điểm của bản thân đối với công tác đào tạo trong 4 ngày sắp tới. Bộ rễ màu vàng tượng trưng cho những kinh nghiệm và khả năng hiện tại của các cán bộ; màu xanh thể hiện mục tiêu ngắn hạn sẽ được thực hiện sau 4 buổi tập huấn; màu đỏ mang đến mục tiêu dài hạn nhắm đến các vấn đề về bảo vệ trẻ em.

Sau phần làm việc nhóm, giảng viên mở đầu phần tập huấn với việc giới thiệu về:

Sự khác biệt trong định nghĩa giữa giới và giới tính. Những yếu tố khoa học, những đặc điểm sinh học để giúp người tham vấn dễ dàng nhận diện được thân chủ của mình, hạn chế những định kiến và đưa ra được các giải pháp phù hợp với đối tượng. 

Yếu tố tạo nên quyền lực (giới tính, xu hướng tính dục, môi trường, sức khỏe…), quyền lực của trẻ em (quyền lực kiểm soát, quyền lực nội tại, quyền lực hợp tác). 

Phân loại các dạng bạo lực (bạo lực thân thể, bạo lực tinh thần, bạo lực về kinh tế, bạo lực về tình dục…).

Nếu phần đầu của buổi tập huấn bao gồm những kiến thức phổ quát nhất, giúp người tham vấn tìm hiểu vấn đề của thân chủ thì phần hai lại đi sâu vào phân tích về 2 dạng bạo lực phổ biến là:

Bạo lực gia đình: Giảng viên chia sẻ về các hoàn cảnh trẻ em trong gia đình đã và đang phải chịu đựng những mâu thuẫn và sự bạo hành đến từ chính cha, mẹ, người thân. Để giải quyết vấn đề này, các cá nhân cần phải có cách tiếp cận trực tiếp nhưng khéo léo đối với từng nguyên nhân gây nên. Điều này đặc biệt quan trọng hơn đối với những cán bộ dự án trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi của trẻ ngay tại địa phương.

Xâm hại tình dục: Có sự khác biệt ra sao so với quấy rối tình dục. Định nghĩa về dạng xâm hại có tiếp xúc và không tiếp xúc. Đối tượng thực hiện hành vi này có thể là bất kỳ ai nhưng tỉ lệ cao nhất vẫn là người thân, những người ở trong gia đình trẻ. Từ đó thể hiện được tầm quan trọng của việc giáo dục và cung cấp kiến thức giúp các bé có thể tự phòng vệ bản thân.

© HCWA, 2019. All rights reserved.
Facebook
Instagram
Follow by Email